Contents
- 1 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 3
- 2 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 2
- 3 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 5
- 4 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 7
- 5 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 4
- 6 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 10
- 7 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 6
- 8 Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 8
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 3
Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ “Điều minh giản” (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.
“Nhân nhàn hoa quế lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không”
Hai câu thơ vẽ ra một bức tranh êm dịu, người thi sĩ đang trong tâm thế nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư trong những tháng ngày ẩn dật của mình. Một không gian rất tĩnh lặng hiện ra và tâm hồn nhà thơ cũng tĩnh lặng như vậy.
Tiếng cánh hoa quế rụng giữa khoảng không được tác giả cảm nhận thật tinh tế, tiếng rơi khẽ khàng trong đêm thực khó có thể nghe thấy nhưng tâm hồn tĩnh lặng của thi sĩ đã nghe thấy rất rõ, một cảm nhận vô cùng tuyệt diệu mà độc đáo. Dường như ta bắt gặp vẻ đẹp ấy trong hồn thơ của Trần Đăng Khoa:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Giữa đêm xuân tĩnh mịch, ánh trăng hiện lên thật huyền ảo, mờ hoặc: “Trăng lên, chim núi giật mình”. Cảnh vật được chiếu sáng tạo nên nét xuân riêng, tĩnh lặng mà êm dịu, ánh trăng sáng trở thành bạn tâm giao, tri kỉ của nhà thơ, rọi xuống thế gian vẻ dịu hiền muôn thuở. Ánh trăng lên khiến cho chim núi giật mình hay chính lòng người cũng chợt giật mình thổn thức.
“Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi”. Tiếng chim kêu tưởng chừng như phá tan đi bầu không khí yên tĩnh của núi mùa xuân nhưng hoá lại càng tô đậm lên vẻ tĩnh lặng ấy. Cảnh vật có âm thanh, có ánh sáng, có con người nhưng vẫn cảm thấy thật yên tĩnh lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh giản tại trung.
Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động. Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà cũng làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.
Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tính và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật. Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh – sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.
Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy hình gợi âm đầy tài tình, bài thơ đã miêu tả một bức tranh với những thanh âm nhẹ nhàng của thiên nhiên, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên đầy tinh tế.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 2
Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ “Điều minh giản” (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.
“Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung”.
Người đọc nghe thấy gì, nhìn thấy gì trong bút tranh thuỷ mặc “Điểu minh giản” này? Hai câu thơ vừa có cảnh, vừa có tình. Đêm yên tĩnh (dạ tĩnh) là thời gian nghệ thuật. Ngọn núi xuân xa mờ hiện lên trong vắng lặng. Một đóa hoa quế rụng. Hoa nguyệt quế trắng phau, thơm nồng nàn, mỗi tháng nở hoa một lần; thi sĩ không tả màu sắc, hương thơm hoa nguyệt quế, mà chỉ gợi tả “quế hoa lạc”.
Chữ “rụng” lạc là nhãn tự. Tác giả lấy động, tiếng hoa quế rụng để làm nổi bật cái vắng không của núi xuân, cái yên tĩnh của đêm xuân về khuya. Đó là không gian nghệ thuật. Chữ “nhàn” qua hình ảnh “nhân nhàn” là tâm trạng nghệ thuật: nhà thơ sống thư nhân, tâm hồn thư thái, mơ màng, lắng nghe tiếng rụng của hoa quế rơi. Mơ hồ và thì thầm. Đó là tiếng đâm xuân êm đềm. Phải chăng đó là tiếng thở nhẹ của giai nhân?
Đóa hoa quế chỉ bằng chiếc cúc bạch ngọc mỏng manh, rụng xuống se sẽ thế mà thi nhân nghe được, cảm được, không chỉ tâm nhàn mà còn hồn mộng. Người và Cảnh giao hoà. Ngô Tất Tố dùng thơ lục bát đế dịch thơ ngũ ngôn của Vương Duy đã tạo nên nhạc điệu êm đềm thơ mộng:
“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”.
Hai câu cuối là nét vẽ vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Trăng đột hiện, trăng xuân. Vì ở núi cao nên thấy trăng mọc rất rõ. Bóng tối của màn đêm nơi núi xuân như bị xua tan. Ánh trăng đã làm cho con chim núi giật mình (kinh sơn điểu) cất tiếng kêu nơi khe sâu bên vách núi. Nghệ thuật chấm phá của ngòi bút nghệ thuật của Vương Duy thật thần tình: lấy động (tiếng chim kêu trong khe) để đặc tả cái vắng lặng, êm đềm của núi xuân, đêm xuân; lấy sáng đế tả tối, lấy ánh trăng để tả màn đêm, tả cái sâu hút, thâm u của khe suối.
Thi nhân chỉ chấm phá, điểm nhấn bằng một vài đường nét mà rung động, ấn tượng. Tiếng chim kêu trong khe, ánh tráng vừa mọc như làm cho nhà thơ chợt tỉnh giấc mộng đêm xuân. Ngô Tất Tổ đã dịch khá hay và sáng lạo:
“Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi”.
“Điểu minh giản” là bài thơ tuyệt tác của Vương Duy. “Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu cầm”. Một bông hoa quế rụng. Một ngọn núi xuân vắng không. Một đêm xuân tĩnh lặng, êm đềm. Trăng mọc. Chim núi giật mình kêu lên trong khe núi. Giữa khung cảnh êm đẹp ấy, nhà thơ chợt tỉnh giấc mộng đêm xuân. Tâm nhàn, mộng đẹp, cảnh hữu tình nên thơ. “Điểu minh giản” mang vẻ đẹp của một bức họa sơn thủy của Vương Duy lấp lánh trong sắc màu thời gian.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 5
“Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Vương Duy rất đa dạng song phần lớn mang tính chất thanh nhàn, yên tĩnh”. Khe chim kêu là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tính chất thanh nhàn, yên tĩnh ấy trong thơ Vương Duy.
Đọc hai câu thơ đầu, chúng ta đã bắt gặp ngay hai chữ nhàn và tĩnh. “Nhân nhàn” đối rất chỉnh với “dạ tĩnh”. Chữ nhàn quá hàm súc, rất khó dịch nên hầu hết các bản dịch thơ cũng như dịch nghĩa đều để nguyên. Để nguyên như vậy rất dễ gây hiểu lầm, làm cho người đọc tưởng là hoàn toàn đồng nghĩa với chữ NHÀN như tên một bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng hạn. Nhàn trong văn cảnh này có nghĩa là tịch tĩnh (tịch mịch, yên tĩnh).
Có hiểu như thế mới nắm được hết ý nghĩa toát ra từ khoảng trống giữa hai vế của câu thơ thứ nhất : “Nhân nhàn – quế hoa lạc”. Quế là một loại hoa rất nhỏ, hoa quế rơi trong đêm, không dễ phát hiện, song nhờ “nhân nhàn” (hiểu theo cả hai phương diện như trên) nên đã được cảm nhận và miêu tả. Phát hiện và cảm nhận bằng giác quan nào?
Người đọc có thể tha hồ liên tưởng : có thể bằng xúc giác (cánh hoa rơi xuống đầu, mặt, tay, vạt áo,…), có thể bằng khứu giác (nhuỵ của những làn hoa rơi toả hương thơm), đặc biệt có thể bằng thính giác (cảnh tĩnh, tâm tĩnh nên có thể phát hiện được tiếng động cực nhỏ). Rõ ràng tâm cảnh của con người đã giao hoà với không khí về đêm trong núi xuân.
Câu thứ hai tô đậm đặc điểm của khung cảnh và tạo nền vững thêm cho những cảm nhận ở câu đầu : Bốn cụm chủ vị “nhân nhàn” – “quế hoa lạc” – “dạ tĩnh” – “xuân sơn không” xếp bên nhau, tuyệt không có quan hệ từ nhưng lại có quan hệ với nhau rất mật thiết : “Nhân nhàn” là cái tĩnh bộ phận, cái tĩnh của chủ thể, “dạ tĩnh” là cái tĩnh phổ quát, khách quan, là màn đêm tĩnh lặng tuyệt đối đang bao trùm lên muôn vật. Nếu đứng một mình thì cụm chủ vị “xuân sơn không” sẽ trở nên phi lí, vô nghĩa. Sao “núi xuân” lại “trống không”, không có gì, không chứa gì được?
Mùa xuân là biểu tượng của sức sống tuôn trào, núi non là nơi quần tụ bao loài động, thực vật…, chắc hẳn muôn vật trong đêm xuân ấy đang cựa quậy, vươn mình để đón ánh bình minh của một ngày mới (chả phải là “hoa quế rơi” xét cho cùng cũng là biểu hiện một dạng tồn tại của sự sống đó sao?).
Sự hiện hữu của một vật biểu hiện không chỉ ở chỗ chiếm một khoảng không gian mà chủ yếu là ở chỗ nó luôn sinh thành, vận động, phát triển. Chim núi kinh ngạc vì đã quá quen với bóng tối hay đang say sưa đắm mình hoặc yên giấc trong màn đêm yên tĩnh, thâm u. Và sự kinh ngạc ấy đã biến thành những âm thanh chốc chốc vang lên trong khe suối đêm xuân. Dùng hình ảnh chim kinh hoảng bay tán loạn e phá vỡ hoàn toàn không khí yên tĩnh của đêm xuân, có nghĩa là làm mất tính chỉnh thể thẩm mĩ của bài thơ.
Vương Duy có thiên hướng rõ rệt và có biệt tài về việc sử dụng biện pháp nghệ thuật sau. “Hoa lạc”, “nguyệt xuất”, “điểu minh” là động và những động thái đó đã làm nổi bật hơn cái tĩnh. Mở đầu phần phân tích bài Khe chim kêu, hai tác giả Mĩ đã viết : “Im lặng là nốt chính trong thứ âm nhạc đặc biệt của thơ Vương Duy. Giống như bất cứ nốt nhạc nào khác, âm vang cũng như ý nghĩa của nó được xác định bởi những nốt xung quanh.
Bởi vậy, trong một văn cảnh, trạng thái tĩnh lặng là sự yên bình, một sự yên bình có thể nghe được rõ ràng vì trạng thái tĩnh lặng trở nên nổi bật nhờ những âm thanh từ bên ngoài”. Cái im lặng trong thơ Vương Duy không phải là im phăng phắc, lặng như tờ như rnột đầm nước tù đọng mà là trong tĩnh có động.
Điều đó không chỉ làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động mà còn làm toát ra một cách nhẹ nhàng một ý nghĩa triết lí sâu sắc vì trong thực tế, giữa các sự vật đối lập vốn luôn có quan hệ nương tựa lẫn nhau mà tồn tại : không có động làm sao nổi bật được cái tĩnh lặng, không có sáng làm sao nổi bật được cái u tối ?… Điều đó cũng làm cho ở thơ Vương Duy, không chỉ có đặc điểm “thi trung hữu hoạ”, mà còn cả “thi trung hĩru nhạc”!
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 7
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa cổ, đồng thời là nhân chứng văn hóa cho một nền thơ ca lỗi lạc. Trong suốt chiều dài gây dựng, phát triển và phục dựng, thơ Đường có nhiều thay đổi, mang đến ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách thơ ca của các nước láng giềng. Trong số những tác giả nổi bật đương thời, cái tên Vương Duy nổi lên với một hồn thơ tinh giản, an nhàn, luôn hòa nhập với thiên nhiên, đất trời để bày tỏ lòng mình.
Bài thơ “Điểu minh giản” – Khe chim kêu được coi là một sáng tác làm nên tên tuổi cho nhà thơ, trong đó, sự yên bình và thanh thản trong văn phong đã được nhà thơ bộc lộ chân thực, rõ nét.
Sớm đỗ đạt và làm quan trong triều đình, chàng thanh niên Vương Duy tuổi còn trẻ mà đã nắm chức trong triều đình. Có lẽ vì thế, trong một khoảng thời gian dài, ông chọn lối sống ẩn sĩ có phần khổ hạnh, thờ Phật, hướng đạo với niềm tin mãnh liệt, quyết không để bản thân lầm lỗi giữa chốn cung đình thị phi. Từ đây, lối viết thơ của Vương Duy mang màu sắc thanh đạm, yên bình, luôn cởi mở với thiên nhiên.
“Điểu minh giản” là bài thơ nổi bật cho phong cách thơ này, thể hiện một bức họa sinh động, mối liên kết, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên được gợi mở với cảnh thiên nhiên trong trẻo:
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không
(Người nhàn, hoa quế rụng
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không)
Ngay từ đầu bài thơ, từ “nhàn” đã được nhắc đến với một sự nhẹ nhàng, như thể cái “nhàn” là điều hiển nhiên, một sự đối lập hoàn toàn với quyền cao chức trọng Vương Duy đang nắm giữ. Vì người nhà, tâm người không tính toán, nên người mới nghe được tiếng hoa quế, biết được hoa quế rụng. Một bông hoa quế nhỏ bé chạm đất, chỉ có người tinh tường, tâm hồn không vẩn đục mới cảm nhận được tiếng rơi khẽ khàng ấy.
Cảnh và người không có một rào cản, một sự chia cắt nào. Trong không gian “tĩnh”, “vắng”, “không” vào buổi đêm, trên núi vắng với tiết xuân bình lặng, cảnh tưởng có phần cô tịch, quạnh hiu. Nhưng dường như, con người sống trong khung cảnh ấy lại không thấy buồn mà trái lại, rất tình, rất nghệ, được giao hòa với thiên nhiên, được thụ hưởng cái thanh cao và yêu bình hiếm có.
Một kiếp người sớm trải đời nơi cung đình lại có thể có thời gian cảm được dòng chảy, hiểu được nhịp đập của thiên nhiên, ấy là cái thú, cái nhàn của tâm hồn. Hai câu thơ sau, khung cảnh tĩnh lặng không còn mang trạng thái cô liêu mà thay vào đó là sự xuất hiện của những nhân tố thiên nhiên khác:
Nguyệt xuất kinh sơn
ĐiểuThời minh Xuân giản trung
(Ánh trăng ló lên làm chim núi giật mình
Thỉnh thoảng hót trong khe núi)
Ánh sáng của vầng trăng đêm xuân thanh cảnh, xen lẫn tiếng chim “giản trung”, tiếng chim giật mình trên núi. Không gian yên tĩnh bị phá vỡ bởi tiếng chim kêu, chim giật mình vì ánh trắng ló sáng trên đỉnh núi. Lấy cái động của âm thanh và ánh sáng để đặc tả cái tĩnh lặng của khung cảnh. Cái tĩnh lặng bao trùm lên vạn vật, nuốt trọn cả ánh sáng của vầng trăng và tiếng kêu va vào vách núi của chim, tất cả tạo nên một bức tranh vừa hùng vĩ, vừa thanh bình.
Phải tĩnh đến thế nào mới cảm được những âm thanh ấy, và cũng phải giữa cảnh đất trời núi non cao cả thế nào, ánh sáng của trăng mới soi tỏ làm thức giấc loài chim. Cái hay của câu thơ nằm ở chỗ lấy động tả tĩnh, lấy ánh sáng để tả màn đêm, lấy tiếng chim kêu để làm nổi bật khung cảnh yên bình. Nhưng ở đây, sự yên bình đó không phải cái im lặng rợn người, cô tịch mà người ta thấy ở đó, con người được hòa nhập với thiên nhiên, một cuộc sống không vương bụi trần, giản dị, dân dã.
Lời thơ ngắn gọn, thể thơ ngũ ngôn quen thuộc trong thơ Đường, Vương Duy đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố người – cảnh – vật, tạo nên một bức sơn thủy hữu tình vừa mộng mơ, vừa hùng vĩ. Thể thơ điền viên sơn thủy, nêu cao tinh thần ung dung tự tại, không màng danh lại đã được tác giả sử dụng một cách khôn khéo, trong thơ có họa, một bức họa vẽ nên một bài thơ. Có thể nói, đây là bài thơ đã tạo nên Vương Duy, tạo nên tên tuổi và sức ảnh hưởng của thể thơ này trong suốt bề dày văn học thơ Đường.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 4
Vương Duy (701 – 761) là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường, tự là Ma Cật, người đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, nhưng có một thời gian dài ông sống như người ẩn dật, “mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình, đọc kinh niệm Phật”. Thơ Vương Duy thuộc loại thơ điền viên sơn thuỷ.
Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ ông mang tính chất thanh nhàn, yên tĩnh, giàu chất hoạ, mỗi bài thơ là một bức hoạ
Điểu minh giản là bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ Vương Duy: cảnh vật thiên nhiên vô cùng yên tĩnh, thơ giàu chất hoạ, âm thanh lại rất sinh động. Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên trong sáng nhưng gợi buồn.
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không.
(Người nhàn, hoa quế rụng
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không)
Người sống trong cảnh nhàn hạ, đó là cuộc sống của người ẩn sĩ. Hoa quế là loài hoa rất nhỏ, nên hoa rụng không gây nên sự thanh động nào cả. Cảnh vật vẫn rất nhẹ nhàng và thanh cao. Một khung cảnh thiên nhiên trữ tình, một bức tranh sơn thuỷ đáng yêu. Cảnh và người thật hoà hợp, người thì nhàn nhã, cảnh thì thanh tao, những bông hoa li ti nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng vào mùa xuân lại càng tĩnh lặng hơn.
Một chữ “tĩnh” và một chữ “không” cộng hưởng để làm bật lên sự tịch mịch của đêm trên núi vắng. Không gian ở đây là núi chứ không phải “đồi”. Ngô Tất Tố dịch câu này chưa sát nghĩa lắm. “Tĩnh” cũng khác với “vắng tanh”. Cảnh vật ở hai câu đầu thiên về vẻ tĩnh và tối. Một đêm mùa xuân yên tĩnh và thanh tao. Nhưng đến hai câu sau, không gian đột ngột có sự thay đổi, tưởng như trái ngược với cảnh ở hai câu trên.
Nguyệt xuất kinh sơn Điểu,
Thời minh Xuân giản trung.
Ánh trăng ló lên làm chim núi giật mình
Thỉnh thoảng hót trong khe núi.
Đó là sự xuất hiện của âm thanh và ánh sáng. Ánh sáng của trăng xuân đã lên và âm thanh của tiếng chim núi giật mình. Tưởng như cảnh sáng hơn và động hơn, nhưng thực ra ánh sáng và âm thanh chỉ đủ sức làm nổi bật hơn sự tĩnh lặng của đêm trên núi vắng. Trăng làm tăng vẻ huyền ảo, tiếng chim “thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối” càng làm rõ hơn cái tĩnh của đêm. Một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, yên tĩnh nhưng không quá buồn.
Trăng lên và tiếng chim kêu được miêu tả thật sinh động, giàu sức gợi. Nhà thơ đã dùng ánh sáng để miêu tả đêm tối, dùng âm thanh để miêu tả cái tĩnh lặng. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc của thơ ca đời Đường. Khung cảnh thiên nhiên như thoát tục, gợi đến một cuộc sống thanh thản và nhàn nhã chốn điền viên sơn dã. Điểm nổi bật của bức tranh này là hình ảnh một tao nhân mặc khách đang muốn lánh chốn bụi trần để tịnh tâm.
Với Điểu minh giản, Vương Duy không hổ danh là nhà thơ đứng đầu của phái thơ điền viên sơn thuỷ đời Đường, thơ và hoạ hoà hợp làm nên vẻ đẹp cho thi phẩm. Thơ điền viên sơn thuỷ của Vương Duy khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ tao khiết của tâm hồn.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 10
Thơ Vương Duy mang đậm dấu ấn cuộc đời ông. Tác phẩm còn lại là Vương hữu thừa tập (Tập văn thơ của Hữu thừa họ Vương) gồm 28 quyển với trên 400 bài thơ. Tô Thức – thi sĩ đời Bắc Tống, biệt danh Đông Pha cư sĩ đã đánh giá: “Đọc thơ Ma Cật, thấy trong thơ có họa, xem họa Ma Cật, thấy trong họa có thơ”. Bài thơ Khe chim kêu (Điểu minh giản) tiêu biểu cho tài năng của Vương Duy và của phái thơ sơn thủy.
Bài thơ tái hiện sự thanh thản bình yên của tâm hồn trong thiên nhiên tĩnh lặng, đem lại một bức tranh thiên nhiên giản dị mà kì thú với vẻ đẹp trong sáng, trang nhã bình đạm (nhã đạm) của nó. Bài thơ đặc trưng cho thi pháp thơ Đường: thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh, cho thấy sự giao cảm tinh tế giữa hồn thơ Vương Duy và thiên nhiên, mang lại cảm giác về sự giao hòa giữa Thiên – Địa – Nhân, và đậm chất Thiền.
Câu thứ nhất là một câu kể:
Nhân nhàn hoa quế lạc
(Người nhàn, hoa quế rụng).
Cần nắm bắt trạng thái “nhàn” của chủ thể trữ tình. “Nhàn” ở đây là đang trong trạng thái thư giãn tâm hồn một cách thoải mái nhất. Có thể tác giả đang trong trạng thái chờ trăng lên, vì trăng với thi nhân luôn là bạn, thi nhân luôn thấy ở trăng vẻ đẹp khác thường, nhất là trong đêm yên tĩnh một mình thả hồn vào trong thiên nhiên. Trạng thái thư giãn tâm hồn này xảy ra vào thời điểm ban đêm, cho nên tầm nhìn bị hạn chế mà thay vào đó là sự cảm nhận của thính giác.
Tiếng động mà nhà thơ nghe được ở đây là tiếng rơi của hoa quế, một loài cây được trồng làm cảnh ở chốn thiền viện, nhưng hoa thì lại rất bé. Vì thế tiếng rơi của hoa không phải là to, chẳng phải là vang động mà rất nhỏ, rất bé mà nếu không chú ý, không tĩnh tâm thì chẳng bao giờ nghe được. Hai trạng thái: người nhàn và hoa quế rụng tạo ra tình thế đối nghịch, để tạo ra sự tuyệt đối hóa cái “nhàn” nhờ đó mà tiếng động của hoa “rụng” trở nên rõ ràng hơn, dễ cảm nhận hơn. Đây chính là phép dùng tĩnh để tả động qua việc đặt cái tĩnh đối sánh với cái động.
Câu thứ hai cho thấy một sự cảm nhận chiều sâu:
Dạ tĩnh xuân sơn không
(Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không).
Cảm nhận ở đây là cảm nhận cảnh đêm yên tĩnh (dạ tĩnh), sự yên tĩnh này là tuyệt đối bởi “dạ” đã “tĩnh” thì “xuân sơn” cũng “không”. Chữ “không” nhấn mạnh thêm cho chữ “tĩnh” khiến sự yên tĩnh càng có chiều sâu, càng trở nên yên tĩnh tuyệt đối. Trong sự ngập tràn của cái yên tĩnh đó, tiếng rơi của hoa quế trở thành tiếng động duy nhất, nhưng không phải là tiếng động vang xa hay to tát mà là tiếng động nhỏ nhoi, khẽ khàng. Tiếng động đó không làm cho sự yên tĩnh mất đi mà chỉ tô điểm thêm cho sự yên tĩnh. Ở đây ta gặp nguyên tắc dùng động tả tĩnh của thơ Đường.
Câu thứ ba đề cập đến một sự chuyển đổi:
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
(Trăng lên làm chim núi giật mình).
Sự vận hành của trăng không hề gây ra tiếng động nào mà chim núi vẫn cứ giật mình. Cảnh vật giờ đây đã được chiếu sáng, nhưng cho dù chìm trong bát ngát ánh trăng thì cảnh đêm vẫn là một màn im lặng. Tuy nhiên trong cái yên lặng tuyệt đối đó, một tiếng động nữa lại vang lên, đó là tiếng chim.
Câu thơ thứ tư:
Thời minh tại giản trung
(Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối)
cho thấy tiếng chim mà tác giả nghe được. Tiếng chim hiển nhiên là to hơn tiếng hoa rơi, nhưng cho dù thế nó vẫn không đủ để phá tan bầu không khí tĩnh lặng đang bao trùm khắp nơi mà trái lại nó chỉ càng làm tăng thêm cảm giác của sự yên tĩnh tuyệt đối. Nguyên tắc dùng động để tả tĩnh lại xuất hiện, âm thanh tôn tạo cho vẻ đẹp của hình thể vạn vật. Khi chưa có trăng cảnh vật dường như tối hơn, nhưng khi có ánh trăng cảnh vật cũng không sáng hơn, vì thế cái yên tĩnh trở thành cái bao trùm tuyệt đối. Vạn vật đều đồng nhất trong cái yên tĩnh đó.
Sự cảm nhận cái yên tĩnh của đất trời gắn liền với một tâm hồn yên tĩnh, được cảm nhận bằng một tâm hồn yên tĩnh. Tuy thế tâm hồn yên tĩnh ấy vẫn bị xao động bởi tiếng hoa rơi, bởi tiếng chim kêu, nhưng nhà thơ không trách móc những tiếng động ấy, những âm thanh ấy mà có sự hòa cảm với những tiếng động nảy sinh trong đêm yên tĩnh ấy. Tác giả cảm thông với bông hoa rã cánh rời cành, với tiếng chim thảng thốt giật mình khi ánh trăng tỏa rạng. Cảnh và tình hòa trộn với nhau, giao cảm và đồng điệu với nhau.
Một bức tranh thiên nhiên, một cảnh đêm tĩnh lặng được khắc họa bằng bốn câu thơ với hai mươi chữ. Bức tranh được tạo ra không phải bằng màu sắc mà bằng hai loại tiếng động. Sử dụng nghệ thuật dùng động tả tĩnh, dùng tĩnh tả động, tạo ra bức tranh ở đó con người và đất trời hòa cảm với nhau, nhà thơ trải hồn mình trong tĩnh lặng của đất trời và cảm nhận được sự tĩnh lặng thiêng liêng đó để từ đó trở về với một tâm hồn thư thái, thanh thản và cũng tĩnh lặng như cái tĩnh lặng của đất trời. Đây là sự giao hòa tuyệt đối giữa thiên-địa-nhân.
Không gian tĩnh lặng của Vương Duy trong Điểu minh giản là sự tĩnh lặng tuyệt đối, nhưng là tĩnh lặng của sinh thành: “Nhân nhàn quế hoa lạc/ Dạ tĩnh xuân sơn không/ Nguyệt xuất kinh sơn điểu/ Thời minh tại giản trung”. Chủ thể trữ tình cũng nằm trong bức tranh ấy, là trung tâm của bức tranh ấy.
Chủ thể ấy nghe được tiếng rơi rất khẽ của một loài hoa thường được trồng ở nơi thiền viện, một loài hoa rất bé, nếu không có sự yên tĩnh tuyệt đối không nghe được tiếng hoa rơi; đây không phải là ngắm cảnh vì đêm đen thì làm sao mà ngắm được mà chỉ có nghe; núi rừng chìm vào cái thinh lặng của màn đêm tuyệt đối cũng là sự cảm nhận của tâm thức, của sự suy tư nội tâm;
Nhưng trong cái không gian tĩnh lặng vô bờ ấy, sự vật vẫn vận động, mọi quy luật của tự nhiên vẫn vận hành theo chu trình của nó, vì thế trăng vẫn theo chu kì hiện lên, soi sáng cho cả cái không gian tràn ngập bóng đêm ấy, ánh sáng thay thế cho bóng tối, nhưng núi vẫn chìm trong yên lặng, và hoa vẫn cứ rơi theo đúng quy luật, khi ánh sáng xuất hiện thì sự sống cũng hiện ra, ánh sáng làm cho con chim giật mình cất tiếng kêu.
Hiển nhiên, ở đây, ta có các thủ pháp nghệ thuật lấy tĩnh để tả động, lấy động để tả tĩnh, nhưng đó là biện pháp nghệ thuật đặc tả, còn cái cao hơn, lớn hơn đó là sự giao hòa tâm thức giữa con người và thế giới xung quanh, sự giao hòa giữa con người với vũ trụ, có như thế mới tạo ra sự giao cảm của thiền, bởi thiền không phải là sự ngồi im tuyệt đối, mà là sự ngồi im để giao cảm, để tạo ra và cố gắng tạo ra sự tương giao đất trời con người.
Hiểu từ góc độ phân tích như đã chỉ ra ở trên đây sẽ cho thấy tính chất Thiền của bài thơ Điểu minh giản. Đây cũng chính là cách thức tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa, một cách thức tiếp cận có thể mang lại nhiều lí giải bổ ích mà không khiên cưỡng hay áp đặt. Đó cũng là niềm tin vào cuộc sống, vào sự vận động và chuyển hóa bất tận của vũ trụ, tạo nên sự thức nhận của chính con người, tạo ra sự đốn ngộ hay giác ngộ trong cảm quan Thiền học.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 6
Đối với lịch sử Trung Hoa cổ đại, thời Đường có thể xem là thời đại thịnh thế với sự phát triển tột bậc trên tất cả các phương diện bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là văn hóa. Trong đó phải kể đến sự nở rộ rực rỡ của thi ca với sự xuất hiện một loạt các nhà thơ lớn cùng thể thơ Đường luật trứ danh.
Nổi tiếng nhất là tứ trụ của thơ Đường bao gồm Thi tiên – Lý Bạch tài hoa, lãng mạn, Thi thánh – Đỗ Phủ khắc họa hiện thực đỉnh cao, Thi quỷ – Lý Hạ, với lối thơ kỳ dị, khó hiểu, còn Thi Phật – Vương Duy lại tạo riêng cho mình lối thơ điền viên và thiền tịnh. Có thể nói Vương Duy là nhà ngôn ngữ hội họa tài ba, thơ ông không tả nhiều mà chủ yếu chỉ gợi, vẻ đẹp trong thơ ông cũng mang đậm phong thái thủy mặc sơn thiền, trang nhã, đạm mạc, ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc của chốn thiền môn. Khe chim kêu là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông với, hầu như mang trong mình đầy đủ phong cách thơ của tác giả.
Vương Duy tài hoa thế nhưng cuộc đời cũng lắm gian truân, cả đời làm quan thế nhưng đường quan lộ không mấy suôn sẻ, nên càng về sau ông càng mất đi chí tiến thủ, quay về với cuộc sống dân dã, gần gũi thiên nhiên, viết thơ vẽ tranh, niệm Phật. Sáng tác của ông có hai giai đoạn bao gồm giai đoạn đầu tích cực với cuộc đời, với sự nghiệp, giai đoạn sau thì xa lánh trần thế, ưa thích gần gũi thiên nhiên, sáng tác theo trường phái “điền viên-sơn thủy”.
Bài thơ Khe chim kêu chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của giai đoạn sau này. Không chỉ là một nhà thơ tài năng mà Vương Duy còn là một họa sĩ nổi tiếng đời Đường, Tô Đông Pha đã nhận xét: “Thưởng thức thơ Ma Cật, thấy trong thơ có họa, xem họa Ma Cật, thấy trong họa có thơ”. Bài thơ với vẻ bề ngoài chỉ đơn thuần họa cảnh thế nhưng sâu xa lại bộc lộ tâm trạng của tác giả, sự thanh thản, tĩnh lặng trong tâm hồn khi giao hòa với thiên nhiên vạn vật, thể hiện sự tinh tế, cùng với chất thiền trong thơ Vương Duy.
“Nhân nhàn quế hoa lạc”
(Người nhàn, hoa quế rụng)
Trong bối cảnh của bài thơ hẳn là tác giả đang chờ trăng lên, với tư thái “nhàn” ở đây nhàn không chỉ biểu lộ trạng thái nghỉ ngơi của thể xác mà quan trọng hơn đó là trạng thái “nhàn” của tinh thần. Tâm hồn nhà thơ hoàn toàn buông lỏng, thảnh thơi và tĩnh tại. Chính bởi có cái tư thái tĩnh lặng trong tâm hồn nên một chuyển biến nhỏ nhoi của nhiên nhiên cũng có thể đánh động tâm hồn của thi sĩ. Hoa quế, không phải là loài hoa to lớn, nhiều hương sắc như hoa sen, hoa hồng cũng không rực rỡ kiều diễm như phù dung, mẫu đơn mà trái lại, nó nhỏ li ti nên dường như hiếm người có thể cảm nhận được sự biến đổi của nó.
Ngoại trừ Vương Duy, trong đêm khuya tịch mịch, rõ ràng cảm nhận bằng thị giác là điều khó khăn, thế nhưng tác giả vẫn nhận biết được cảnh hoa quế rơi rụng đầy sân bằng thính giác. Đó thực sự là tuyệt đỉnh trong phong thái “nhàn” tịnh tâm của nhà thơ, bởi tâm có yên, lòng có trong sạch thì mới có thể nghe được tiếng hoa quế đáp xuống sân nhà trong một đêm thanh vắng, tối tăm như vậy. Khung cảnh đêm khuya thanh vắng lại càng được tác giả làm rõ trong câu thơ tiếp theo.
“Dạ tĩnh xuân sơn không”
(Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.)
Vương Duy đã họa nên một buổi đêm vắng lặng và tịch mịch bằng cách thêm vào một nét “xuân sơn không”. Rõ ràng đêm vốn đã khuya vắng, nay lại càng thêm phần yên tĩnh tuyệt đối bởi cái chữ “không” ấy, không có gì, không tiếng động, không có sự biến chuyển đáng kể. Ngoại trừ hoa quế, một loài hoa tí ti, nấp trong những cành lá xum xuê, những đóa hoa trắng cứ lặng lẽ rơi rụng trong đêm tối, tưởng chừng không ai phát giác.
Chính vì phát hiện tiếng động của hoa quế rơi, mà Vương Duy đã gợi ra một bóng đêm đã yên tĩnh lại càng thêm tịch mịch và cô đọng bằng bút pháp “lấy động tả tĩnh”. Đồng thời tự họa nên bức chân dung tâm hồn tinh tế, trang nhã, thanh tịnh, một lòng hướng Phật, khơi gợi ra chất thiền tu trong thơ của bản thân.
“Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh tại giản trung”
(Trăng lên làm chim núi giật mình
Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối)
Cuối cùng thì cái bóng trăng thơ mộng, thanh bình mà thi nhân hằng mong đợi cũng chịu xuất hiện. Ở câu thơ này trái lại cái tĩnh xuất hiện trước, hình ảnh trăng lên là biểu hiện cho sự chậm rãi, yên bình, nhưng thú vị ở chỗ có lẽ vì không gian quá tĩnh lặng thế nên trăng dẫu có lên từ từ, không tiếng động cũng đủ làm lũ chim sắp yên giấc giật mình. Bởi nỗi chúng đã quá quen với sự tịch mịch tuyệt đối trăng lên dẫu vô thanh, vô thức nhưng cũng lại là một thay đổi lớn đối với chúng, mà thực tế là đối với thi nhân điều ấy lại càng nhấn mạnh cái sự yên tĩnh của màn đêm.
Tiếng chim kêu, cùng với tiếng hoa quế rụng chính là những âm thanh được Vương Duy tinh tế cài vào để màn đêm của ông càng trở nên tĩnh tại. Và đặc biệt rằng những âm thanh rời rạc và nhỏ bé như thế lại càng nhấn mạnh, tô đậm nên cái tính “nhàn” của người thi sĩ.
Tác giả chờ trăng, lại nghe được hoa quế rụng, trăng lên chậm rãi chẳng những không làm cho màn đêm sáng rực mà lại vẫn giữ cái vẻ tao nhã, đậm chất thiền, không gian lặng như tờ được gợi lên bằng mấy tiếng chim thảng thốt vọng từ khe núi. Đêm đã yên lại càng yên, lòng người vốn đã thanh tịnh lại càng thêm thanh tịnh tựa như một vị Phật tử, thấu hiểu hồng trần, thấu hiểu vạn vật sinh sôi.
Khe chim kêu vẻn vẹn chỉ gồm 23 chữ cả tiêu đề, tuy không tả nhiều cảnh, không chứa đựng nhiều nội dung, nhưng bằng phong cách sáng tác “thi trung hữu họa”, Vương Duy đã họa ra hai bức tranh tuy đơn giản nhưng đầy trang nhã. Trước là cảnh màn đêm tịch mịch, thanh nhã, hai là bức tranh tâm hồn thanh tịnh, trong sạch và tinh tế với khả năng nắm bắt cảm nhận thiên nhiên một cách trọn vẹn và tuyệt đối.
Bài văn phân tích tác phẩm “Khe chim kêu” số 8
Vương Duy (701-761) tự Ma Cật, là nhà thơ tài hoa, ông còn là một họa sĩ thời Đường. Ông để lại cho đời hàng trăm bài thơ hay và đặc sắc khác nhau. Thơ ông viết chủ yếu là nói về hình tượng của con người thanh cao, nhàn nhã, cảnh sắc thiên nhiên yên tĩnh, trong sáng mê hoặc lòng người. Đó chính là sự thể hiện màu sắc thanh tịnh vô vi, nhàn tâm của người theo Đạo Phật.
Khi đọc thơ Vương Duy thì Tô Thức đã nhận xét như thế này: “ Vi Ma Cật chi thị, thi trung hữu thi” (thưởng thức thơ Ma cật, trong thơ có họa, xem họa Ma Cật thấy trong họa có thơ ). Thế giới thơ của Vương Duy kết hợp hài hòa giữa thơ và họa, giữa Phật giáo và Lão giáo, là sự dung hợp nhuần nhiễn giữa Thiền- Thơ. Tiêu biểu có tác phẩm “Điểu minh giản” là một bài thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa nhiều ý vị thâm trầm của Thiền học.
Bài thơ được làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, chỉ vẻn vẹn hai mươi chữ nhưng ý nghãi của bài thơ không hạn định khuôn viên câu chữ của nó, vì tác giả là một nhà thơ thiền nên chất thơ rất đỗi nhẹ nhàng sâu lắng dễ đi vào lòng người.
Tác giả là một họa sĩ xuất sắc lại làm thơ rất hay thế nên trong những tác phẩm của mình, bài thơ “Điểu minh giản” là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp nhuốm tình người:
“Nhân nhàn hoa quế lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điều,
Thời minh tại giản trung”
Dịch thơ:
“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.”
Qua bản dịch của Ngô Tất Tố chúng ta đã thấy được vẻ đẹp của bức tranh về đêm của mùa xuân có cả âm thanh của những loài vật. Thơ thể hiện tư tưởng Phật giáo nhưng nó vẫn có cái đặc sắc cho riêng mình. Thiền là sự tĩnh lặng, sâu lắng để tâm hồn siêu thoát, nhẹ nhõm thoát khỏi cái trần tục vào cõi riêng của tuệ giác; ngược lại thơ thuộc về thế giới tâm tưởng chủ quan của thi sĩ, là “lời nói trong” (chữ dùng của Chu Hy) của chính nhà thơ.
Thiền và thơ nằm trong cái thế giới siêu hình, nó không có thật, giải thoát con người ra khỏi vô minh. Chính vì thế, có người ở thời Đường khi lí giải về thơ đã kết luận rằng: “Thi thị khả giảng bất khả giảng chi nan” (thơ có cái giảng được có cái không thể giảng được). Thơ đôi khi là như vậy có những thứ chỉ có thể hiểu trong lòng chứ không thể giải thích được, nó trở thành vô ngôn, nhưng có thể tĩnh tâm và cảm nhận được, thấu hiểu được thì lúc đó, Thiền và Thơ gọi là Ngộ và Nhận. Trong bài thơ “Điểu minh giản” ta thấy được tất cả các cảnh vật được thu vào bên trong.
Những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ như: “hoa quế”, “ánh trăng”, núi non”, “khe suối”, “chim kêu”,.. là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong thơ ca phương Đông nhưng ở bài thơ này lại có sức ám gợi lạ thường, xâu xa. Bài thơ tạo cảm giác tĩnh lặng, thanh nhã, bình đạm. Thế giới nghệ thuật của nó là một phức hợp cộng hưởng, giao hòa giữa: người và cảnh, âm thanh và ánh sáng, thính giác thị giác khứu giác và xúc giác, không gian và thời gian.Trong bài thơ “Nguyệt” của Trần Nhân Tông ta cũng thấy có sự giao hòa này:
“Bán song đăng ảnh mãn sàng thư
Lộ trích thu đình dạ khí hư
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ
Mộc Tê hoa thượng nguyệt lai sơ
Dịch thơ:
“Đèn soi nửa cửa, sách đầy gường
Đêm vắng sân thu lác đác sương
Thức dậy đâu đây chày đập vải
Trên bông hoa Quế, ánh trăng non”.
Chúng ta thấy ở đây, thiên nhân địa cùng hợp nhất. Mọi vật đều có linh hồn, cảnh vật hiện lên trong tứ thơ trong bài “Điểu minh giản” ảnh hưởng của tư tưởng thiền có có không không, hết sức sáng tạo sâu đậm, đã tạo nên một thế giới linh hoạt, huyền ảo, yên tĩnh, vắng lặng đến nhiệm màu mặc dù có những âm thanh động vật của buổi đêm.
Tác giả mượn cảnh sơn thủy hữu tình để truyền tải đến độc giả một cảnh giới “thong dong tự tại, tĩnh lặng trong lành” có nguồn gốc rễ từ trong tâm. Đó là bức tranh tâm cảnh, Đỗ Phủ trong bài thơ Giải muộn cũng từng gọi Vương Duy là cao nhân Vương Hữu Thừa. Hai câu thơ đầu tiên thể hiện hình ảnh con người sống trong cảnh nhàn hạ:
“Nhân nhàn hoa quê lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không”
(Người nhàn hoa quế nhẹ rơi
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh)
Người nhàn đó là cuộc sống của người ẩn sĩ nơi điền viên sơn thủy để hòa mình, giao với thiên nhiên. Lại Quang Nam từng nói: “ Người nhàn là một danh từ song lập, là một trong đạo ở ẩn, từ dùng để chỉ lớp người đã gác mọi ràng buộc phiền não của xã hội đương thời, đi tìm sự yên tĩnh trong tâm hồn”.
Có sự giao hòa rất tự nhiên giữa người và cảnh vật. Trong đêm khuya tĩnh lặng, thi nhân đã nghe được cả tiếng hoa quế rơi rất nhẹ. Hoa quế là một loài hoa có màu trắng tinh khiết đẹp, có hương thơm và rất nhỏ, nên khi nó rơi sẽ rất khẽ. Ấy vậy mà người nhàn có thể nghe được. Ta bắt gặp tiếng rơi khẽ đó trong thơ của Trần Đăng Khoa:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Tâm hồn của nhà thơ thật thanh tịnh, nó tĩnh lặng đến nỗi nghe được cả tiếng hoa quế rơi. Lắng nghe được âm thanh đó, không phải chỉ là cảnh đêm mùa xuân nới đây yên tĩnh mà là trong tâm hồn của nhà thơ cũng đang yên tĩnh như cảnh đêm mùa xuân vậy. Hai câu thơ cuối ta thấy có sự chuyển dịch không gian, từ không gian yên tĩnh nghe được cả tiếng hoa quế rơi thì sang đến câu thứ 3, thứ 4 dường như đã khác, có âm thanh của tiếng chim buổi đêm:
“Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung”.
(Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi)
Không chỉ có âm thanh mà còn có sự xuất hiện của ánh sáng-ánh trăng, những âm thanh và ánh sáng càng tô đậm thêm cho vẻ tĩnh lặng của cảnh vật. Ánh trăng không chỉ làm cho chim núi giật mình mà còn làm cho tác giả chợt giật mình trước cảnh vật thay đổi. Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh thật tài tình (tiếng chim kêu để đặc tả cái vằng vặc, êm đềm của đêm mùa xuân; lấy sáng để tả tối ( ánh trăng sáng để làm cho cái khe đồi càng sâu hút, u tối.
Chỉ qua vài nét chấm phá mà Vương Duy đã làm cho người đọc thấy được tâm nhàn, mộng đẹp, cảnh hữu tình nên thơ. “Điểu minh giản” là một bài thơ tuyệt tác của tác giả. Qua bài này ta còn khẳng định nhà thơ chính là một người họa sĩ tài hoa “trong thơ có họa, trong họa có thơ, thấy được cái sự kết hợp tài tình của hai yếu tố này thành một tác phẩm có sức hấp dẫn lòng người.